Hướng dẫn
Ôn tập giữa học kì II
A – Kiểm tra đọc
I – Đọc thành tiếng ( 6 điểm )
Đọc một đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học ( SGK Tiếng Việt 3, tập hai ) và trả lời câu hỏi ( TLCH ) ; sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai ( Giải đáp – Gợi ý )
(1) Hai Bà Trưng ( từ Thưở xưa đến quân xâm lược – Đoạn 1 )
TLCH: Bọn giặc ngoại xâm đã gây ra những tội ác gì đối với nhân dân ta?
(2) Hai Bà Trưng ( từ Bấy giờ đến giết chết Thi Sách – Đoạn 2 )
TLCH: Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
(3) Ông tổ nghề thêu ( từ Hồi còn nhỏ đến triều đình nhà Lê – Đoạn 1 )
TLCH: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
(4) Ông tổ nghề thêu ( từ Một lần đến một vò nước – Đoạn 2 )
TLCH: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
(5) Tiếng đàn ( từ Tiếng đàn bay ra vườn đến mái nhà cao thấp )
TLCH: Khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng được miêu tả ra sao?
II – Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm )
Chuyện của loài chim
Chim chóc trong rừng đang trò chuyện vui vẻ, chợt Bồ Chao ập đến, hớt hải nói:
– Xin báo một tin khẩn cấp! Tôi vừa biết người ta đang dựng hai cái trụ cao đến mây xanh. Chắc là đề…chống trời. Tôi lo quá! Chắc phải đưa gấp các cháu đi ở chỗ khác để tránh trời sập.
Chích Chòe lo sợ xuýt xoa:
– Hèn gì! Tôi cứ nghe đất đá đổ ầm ầm. Sợ quá!
Bồ Chao kể tiếp:
– Đầu đuôi là thế này. Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi tôi: “Kìa, hai cái trụ chống trời!”. Tôi ngước nhìn lên, thấy những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh, y như cái cầu khổng lồ dựng đứng trên trời cao …
Lúc này, Bồ Các mới “à” lên một tiếng rồi thong thả nói:
– Tôi cũng từng bay qua chỗ hai cái trụ đó. Nó cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà ta thường gặp. Đó là hai trụ điện cao thế mới được xây dựng …
Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Họ cười to vì thấy Bồ Chao, Chích Chòe đã quá sợ sệt.
( Theo Võ Quảng )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Chú chim nào hốt hoảng đưa tin cho các bạn về hai cái “ trụ chống trời”?
a- Bồ Chao
b- Chích Chòe
c- Tu Hú
2. “Trụ chống trời” được Bồ Chao so sánh với hình ảnh nào?
a- Con sông to lớn dựng đứng lên trời cao
b- Cái cầu khổng lồ dựng đứng lên trời cao
c- Ống khói vĩ đại chọc thẳng lên trời cao
3. Sự thât về “trụ chống trời” chính là gì?
a- Là trụ buồm vủa một con tàu khổng lồ
b- Là ống khói nhà máy mới được xây dựng
c- Là trụ điện cao thế mới được xây dựng
4. Các con vật trong câu chuyện được nhân hóa bằng cách nào?
a- Gọi hoặc tả con vật bằng những từ ngữ sinh động,gợi tả, gợi cảm
b- Gọi hoặc tả con vật bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người
c- Nói với con vật bằng những từ ngữ thân mật như với một người bạn
B – Kiểm tra viết
I – Chính tả nghe – viết ( 5 điểm )
Lòng yêu nước của nhân dân ta
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
II- Tập làm văn ( 5 điểm )
Dựa vào gợi ý, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể lại một ngày hội do trường em tổ chức ( ví dụ: hội khỏe Phù Đổng, hội thi viết chữ đẹp, hội diễn văn nghệ,… ) hoặc một lễ hội dân gian được tổ chức ở địa phương em.
Gợi ý:
a) Đó là hội gì? Được tổ chức khi nào? Ở đâu?
b) Mọi người đến dự lễ hội như thế nào?
c) Hội bắt đầu bằng những hoạt động gì?
d) Hội có những trò vui gì nổi bật? Kết thúc ngày hội ra sao?
e) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Tải về file word tại đây.
Xem thêm: Đề kiểm tra cuối tuần 28 Tiếng Việt lớp 3
Tags:Để học tốt Tiếng Việt 3 · Giáo Án Tiếng Việt 3 · tiếng việt 3