Đề kiểm tra cuối tuần 28 Tiếng Việt lớp 3

Hướng dẫn

I – Bài tập về đọc hiểu

Bác

Bác sống rất giản dị nhưng rất có nền nếp. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, dọn dẹp chăn màn, đồ đạc, rồi chạy xuống bờ suối dục và tắm rửa. Ở Khuổi Nậm(1) không có đất, Bác cũng tạo một mặt phẳng đứng tập. Bác đẽo lấy bốn cái chày, hai cái vừa, hai cái to và nặng để thay tạ tập hàng ngày. Sáng sớm, Bác vẫn thường tập leo núi. Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên với đôi bàn chân không. Khi thì một, hai đồng chí đi theo Bác, khi thì Bác tập một mình. Có đồng chí nhắc Bác leo núi cần đi giày cho khỏi đau chân. Bác đáp:

– Tôi tập leo núi chân không cho quen.

Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Để luyện bàn tay đánh máy, Bác chọn hai hòn đá tròn như trứng gà. Khi nghỉ đánh máy, Bác bóp tay vào đá nhiều lần.

( Theo cuốn Đầu nguồn )

(1) Khuổi Nậm: tên một khu rừng gần hang Pác Bó ( tỉnh Cao Bằng ), nơi ở trong một khá dài.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Sáng sáng, Bác thường dậy tập thể dục từ lúc mấy giờ?

a- Khoảng ba rưỡi, bốn giờ

b- Khoảng bốn giờ, bốn rưỡi

c- Khoảng bốn rưỡi, năm giờ

2. Bác tự rèn luyện thân thể vào buổi sớm bằng những hình thức nào?

a- Tập tạ, tắm nước lạnh, bóp tay vào hòn đá

b- Tập tạ, leo lên núi cao, tắm bằng nước lạnh

c- Tập tạ, leo lên núi cao, bóp tay vào hòn đá

3. Vì sao Bác thường tập leo núi với đôi bàn chân không?

a- Vì Bác muốn quen dần với khó khăn và thử thách

b- Vì Bác muốn quen dần với cách sống thật giản dị

c- Vì Bác muốn quen dần với kháng chiến

4. Dòng nào dưới đây có thể thay cho tên bài văn?

a- Bác Hồ tập leo núi

b- Bác sống rất giản dị

c- Bác rèn luyện thân thể

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Điền vào chỗ trống l hoặc n rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

dưới chân….úi …àng ta thơm…ừng hương…úa….ếp.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

– Tôi ….ắng nghe tiếng hò sông…ước mênh mang trong….ắng trưa.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Gạch dưới chữ viết sai dáu hỏi / dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

Niềm vui nổi buồn xen lẩn trong mùa nước nỗi.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Lối ngỏ vắng tanh, cánh cữa căn nhà còn bõ ngõ.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

2. Đọc lại bài “Chuyện của loài chim” ( Tuần 27 ) và trả lời câu hỏi:

a) Bồ Chao, Chích Chòe, Bồ Các tự xưng là gì khi nói chuyện với các bạn chim?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

3. Đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp trong truyện vui sau:

Đợi ô tô qua

Tan học, cu Tí cứ đứng chần chừ ở bên đường, không đi về …..

– Sao em chưa về …

– Bà em dặn khi nào thấy ô tô qua mới được sang đường …

– Nhưng ô tô có chạy qua cổng trường mình bao giờ đâu …

Tí rân rấn nước mắt:

– Chính vì thế nên em không về được …

( Theo Lê Phương Nga )

4. Viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) kể lại hoạt động thể dục giữa giờ ở ( hoặc một tiết học môn Thể dục ở )

Gợi ý:

a) Hoạt động thể dục ( tiết học môn Thể dục ) diễn ra ở đâu? Vào thời điểm nào?

b) Mở đầu hoạt động ( tiết học ) ra sao? Diễn biến thế nào? Kết quả ra sao?

c) của em về hoạt động thể dục giữa giờ ( hoặc tiết Thể dục )

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Tải về file word tại đây.

Xem thêm: Đề kiểm tra cuối tuần 29 Tiếng Việt lớp 3

Tags:Để học tốt Tiếng Việt 3 · Giáo Án Tiếng Việt 3 · tiếng việt 3

Đây là bài văn mẫu mà mã giảm giá shopee đã sưu tầm trên internet để chia sẻ đến các em học sinh từ lớp 2 đến lớp 12. Nếu các em học sinh đang muốn tìm cho mình những voucher săn hàng giá rẻ trên shopee hoặc cách hack mã giảm giá shopee. Hãy truy cập magiamgiashopee24h.com để tìm cho mình nhiều mã mua hàng giảm giá tốt nhất nhé.

Đánh giá post