Soạn bài: “Thu hứng” (“Cảm hứng mùa thu” – Đỗ Phủ) – văn lớp 10

Bài làm

Câu 1: Dựa vào hiểu biết của mình, anh (chị) hãy xác định bố cục của bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Bài thơ “Thu hứng” được viết theo thể thất ngôn bát cú nhưng khác với các bài Đường thi thông thường, bài thơ này có bố cục chia làm 2 phần là bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ còn lại:

–  Phần 1: Bốn câu thơ đầu

Ý chính: Đoạn thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên hiu hắt, đượm buồn và nhạt nhòa, mờ ảo trong làn sương khói mùa thu. Qua đó, nhà thơ muốn truyền tải tới người đọc cảm xúc tha thiết của tâm trạng buồn xa xót.

–  Phần 2: Bốn câu thơ còn lại

Ý chính: Đoạn thơ thể hiện nỗi buồn thương nhớ của nhân vật trữ tình.

Câu 2. Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bn câu đầu đến bn câu sau. Vì sao có s thay đổi ấy?

Gợi ý trả lời:

–  Trong bài thơ, từ bốn câu thơ đầu đến bốn câu thơ sau có sự thay đổi tầm nhìn theo hướng từ cao xuống thấp, từ xa đến gần. Cách miêu tả không gian có sự thay đổi tầm nhìn như vậy tạo nên khung cảnh được nhìn từ bao quát tới chi tiết, từ toàn thể tới bộ phận như một bộ phim hoàn chỉnh về mùa thu.

–  Bốn câu thơ đầu là đoạn miêu tả bức tranh thiên nhiên với sự xuất hiện của các hình ảnh: sương, núi, gió thu, và những đám mây in bóng dưới mặt đất. Cảm xúc trong đoạn thơ đầu được khơi gợi từ khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đẹp bình dị nhưng không rõ hình rõ nét. Phải tới bốn câu thơ sau thì sự xuất hiện các hình ảnh thiên nhiên như: khóm trúc, con thuyền… mới trở thành những hình ảnh được miêu tả có dụng ý, tạo thành một cái cớ để thi nhân thể hiện cảm xúc, nội tâm của mình là nỗi buồn thương nhớ luôn hướng về quê hương. Nỗi buồn ấy được bộc lộ rõ nét qua hình ảnh có sự xuất hiện của : “Tiếng chày đập áo”. Nhớ về quê hương còn là nhớ về , sinh hoạt chốn .

–  Sự thay đổi về tầm nhìn trong bài thơ còn là dụng ý của tác giả trong việc thể hiện cảm xúc hướng theo sự vận động từ cảnh thiên nhiên tới cảnh con người, từ ngoại cảnh đến tâm cảnh, từ “cảnh” đến “tình”. Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa thu hiu hắt, nhạt nhòa trong sương khói mùa thu và sự hiện diện của một tâm trạng trữ tình đượm nỗi buồn xót xa. Đồng thời, với sự di chuyển tầm nhìn như vậy, tác giả đã diễn tả nỗi buồn thương nhớ quê hương vừa bao la, vừa sâu sắc. Chính cách bố cục và dựng cảnh như vậy đã làm cho nghệ thuật Đường thi trong bài thơ được biểu hiện rõ nét hơn, đặc biệt là qua kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiểu tầng nghĩa, giọng điệu thơ phù hợp tâm trạng.

Câu 3: Anh (chị) hãy xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề “Thu hứng”.

Gợi ý trả lời:

–  Mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ sau là mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng con người. Qua những hình ảnh miêu tả khung cảnh  thiên nhiên và tâm trạng nhung nhớ của nhà thơ, mối quan hệ giữa “cảnh” và “tình” được khơi gợi hoàn toàn phù hợp với tên của bài thơ: “Thu hứng”, nghĩa là cảm hứng xuất phát từ cảnh mùa thu. Mùa thu là mùa của lá vàng rụng, chiều thu buồn gợn mây, là mùa khơi dậy nỗi niềm nhớ mong da diết của nhiều thi nhân. Vì vậy, mùa thu trong bài thơ không chỉ là khung cảnh được miêu tả thông thường mà còn là yếu tố gợi hứng, gợi lên những cảm xúc để từ đó, nhà thơ có niềm nhớ nhung da diết hướng về quê hương, kín đáo gửi gắm nỗi thương nhớ quê hương vời vợi của mình khi ở nơi đất khách quê người trong thời loạn lạc. Sự vận động từ “cảnh” đến “tình” hoàn toàn hợp lí nhưng vẫn hết sức bất ngờ bởi sự xuất hiện của các hình ảnh có mối liên kết chặt chẽ nhưng cũng không dễ đoán, hoàn toàn thuận theo cảm hứng của thi nhân.

–  Trong toàn bài thơ và mỗi phần của bài có tính chất nhất quán được thể hiện ở mối quan hệ giữa toàn bài thơ và tiêu đề “Thu hứng”. Bên cạnh đó, mối quan hệ này còn được thể hiện ở logic giữa mỗi câu thơ, mỗi ý thơ với nhau. Khung cảnh hiện lên mờ ảo, thơ mộng và góp phần khiến cho trong mỗi câu thơ của Đỗ Phủ đều có cảm xúc và đậm chất thu:

+  Câu thơ thứ nhất: Cảm xúc và chất thu hiện diện ở hình ảnh sương thu và rừng phong lá đỏ, một không gian rộng lớn và huyền ảo.

+  Câu thơ thứ 2: Cảm xúc và chất thu được thể hiện trong hình ảnh “hơi thu” chính là cách miêu tả độc đáo gió thu hiu hắt.

+  Câu thơ thứ 3 và thứ 4: Cảm xúc và chất thu được thể hiện qua vị trí của Vu Sơn, Vu Giáp là các vùng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, xen vào đó là hình ảnh sông Trường Giang hẹp lại chảy xiết, hai bên bờ vách thì dựng đứng. Khung cảnh mùa thu trở nên âm u mù mịt.

+  Câu thơ thứ 5: Cảm xúc và chất thu được thể hiện qua hình ảnh khóm cúc nở, một loài hoa đặc trưng cho mùa thu.

+  Câu thơ thứ 6: Cảm xúc và chất thu được thể hiện qua hồi tưởng của tác giả về mùa thu năm ấy, khi Đỗ Phủ phải chạy loạn, rời bỏ quê hương.

+  Câu thơ thứ 7: Cảm xúc và chất thu được thể hiện trong cảm giác của mùa thu se lạnh, giục giã mọi người rủ nhau may áo rét, khơi gợi về hình ảnh con người chốn quê hương.

+  Câu thơ thứ 8: Cảm xúc và chất thu được thể hiện qua việc miêu tả Thành Bạch Đế Cao thuộc tỉnh Tứ Xuyên với đặc trưng là mùa thu thường có mây bao phủ. Trong khung cảnh đó, nhân vật trữ tình dường như thấy rõ rệt hơn tiếng chày nện vào vải để may áo rét.

Đây là bài văn mẫu mà mã giảm giá shopee đã sưu tầm trên internet để chia sẻ đến các em học sinh từ lớp 2 đến lớp 12. Nếu các em học sinh đang muốn tìm cho mình những voucher săn hàng giá rẻ trên shopee hoặc cách hack mã giảm giá shopee. Hãy truy cập magiamgiashopee24h.com để tìm cho mình nhiều mã mua hàng giảm giá tốt nhất nhé.

Đánh giá post